CUỘC GẶP MẶT ĐẦU TIÊN CỦA CỰU BINH VÀ THÂN NHÂN HOÀNG SA & GẠC MA

15873624_1173765662658613_8855150524073188313_n 15894348_1173761725992340_7791799431308217497_n 15894575_1173760219325824_7600230487259440948_n 15895008_1174057639296082_1928315087535044286_n 15940346_1173764819325364_1611789793682839851_n 15941369_1173765265991986_5328183692174112372_n 15965281_1173765372658642_5289788955257707020_n 15965293_1173765172658662_4806051781625332262_n 15965444_1173765469325299_2324185028162971273_n 15965935_1174058555962657_5485799428293540007_n 15966285_1173764599325386_4258433410384846275_n 15977077_1173764925992020_6280323341257918595_n 15977085_1173761935992319_4714196806234655099_nTối ngày 9-1-2017, 11 cựu binh, 4 thân nhân của những người lính VNCH đã tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 với 16 cựu binh, 6 thân nhân của những người lính QĐND VN đã tham gia trận Gạc Ma ngày 14-3-1988 lần đầu tiên cùng có mặt tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn trong một cuộc gặp do Nhịp Cầu Hoàng Sa tổ chức nhân kỷ niệm 3 năm ngày khởi xướng Chương trình (7-1-2014 – 7-1-2017).

Cuộc gặp còn có sự tham dự của gia đình một người lính đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc, cô giáo Vân Chi và cháu Bảo Nam, vợ và con của đại úy liệt sỹ Trần Văn Duẩn, đồn Biên phòng A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai – người hy sinh rạng sáng 17-2-2011, trong một nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập Biên giới trái phép từ Trung Quốc vào năm 2011.

Thân nhân và những người lính VNCH và QĐND VN đã có gần 3 ngày chia sẻ với nhau li rượu, li cà phê, cùng đi tham quan Thành phố và cùng đi viếng bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, tham dự và phát biểu, cho rằng sự kiện này, cũng như những nỗ lực của NCHS trong ba năm qua đã chuyển dịch được “một xăng-ti-mét” hàng rào ngăn cách tiến trình hòa giải. Chuẩn đô đốc Hải quân QĐND VN, tướng Lê Kế Lâm, từ bệnh viện gửi tới Chương trình lời chúng mừng và đánh giá cuộc gặp có một giá trị biểu tượng vô cùng quan trọng; ông nhấn mạnh: “Đây là một nét đẹp của sự hòa hợp của dân tộc. Tôi mong rằng sự hòa hợp này là bước đầu nói rằng, chúng ta đoàn kết nhất trí để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo”.

Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình do nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cùng các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức khởi xướng từ tháng 1-2014 với sự tham gia tích cực của các nhà báo: Đinh Quang Anh Thái, Đỗ Thanh Triều; của kỹ sư Nguyễn Đức Huy; cựu binh Hoàng Sa Lữ Công Bảy; của các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Đặng Cao Thắng, Tạ Hinh, Lê Hải, Xô Viết Nguyễn… nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.

Cuộc gặp mặt đầu tiên của các thành viên với các gia đình Hoàng Sa diễn ra vào ngày 5-1-2014 tại nhà hàng Hoa Lư và cuộc vận động đầu tiên bắt đầu được công bố từ ngày 7-1-2014.

Ngay trong hai tuần đầu tiên số tiền gửi về ủng hộ đã lên đến 900 triệu VND. Đến nay, NCHS đã nhận được hơn 1.200 lượt đóng góp của người Việt Nam ở mọi miền đất nước và nhiều nơi trên thế giới với số tiền lên đến gần 7 tỷ VND.

Chương trình đã được hưởng ứng bằng các hoạt động gây quỹ đa dạng:

Từ California, tối 27-9-2014, các bạn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái (Hòa Bình, Quỳnh Trang, Janine Trang) đã tổ chức một đêm nhạc gây quỹ với sự tham gia của các nghệ sỹ Lê Uyên, Hoàng Công Luận, Mộng Thúy, Phạm Hà, Thương Linh và sự ủng hộ của nhà báo Đỗ Quý Toàn, nhà văn Nhã Ca, nghệ sỹ Kiều Chinh…

Ở trong nước, từ bức tranh đầu tiên của nhà thơ Đỗ Trung Quân tặng NCHS đấu giá, được một người Việt tại Boston, Mỹ, mua với giá 2.000 USD đã mở đầu một cách thức gây quỹ rất thành công. Gần 50 họa sỹ trên cả nước đã góp tranh cho NCHS [gia đình họa sỹ Lưu Công Nhân, họa sỹ Nguyễn Trọng Khôi, Lê Thiết Cương, Phương Bình, võ Xuân Huy…). Đặc biệt, 30 họa sỹ đã gửi tranh tham gia cuộc vận động vẽ Tranh Cá Ba Miền theo sáng kiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và họa sỹ Lê Thiết Cương.

Các nhà văn, nhà thơ cũng hưởng ứng tích cực: Nhà văn Trần Quốc Quân mở đầu bằng khoản đóng góp từ nhuận bút cuốn  tiểu thuyết Tuyết Hoang; Nhà thơ Nguyễn Duy in riêng tập Nhìn Từ Xa Tổ Quốc chỉ để tặng NCHS (thu được hơn 600 triệu); Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tặng thơ Biển Mặn, nghệ sỹ Ái Vân tặng hồi ký Để Gió Cuốn Đi…

NCHS đã chi 5,890 tỷ (bao gồm cả khoản tiền 440 triệu trường Marie Curie chi trực tiếp xây nhà cô giáo Lại Thị Huế, vợ liệt sỹ Trường Sa Phạm Quang Trung).

Ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ, 2015, NCHS đã gửi tặng 10 phần quà, mỗi phần 5 triệu đồng, tới 5 gia đình Hoàng Sa và 5 gia đình Gạc Ma. Ngay trong tháng 2-2014, đã đi thăm các gia đình có thân nhân hy sinh trong trận Gạc Ma, 14-3-1988.

Trong suốt 3 năm qua, NCHS đã mua, xây và tài trợ “dựng lại” 10 căn nhà với khoản đầu tư trên 400 triệu [5 căn nhà cho gia đình Hoàng Sa từ 400 tới 1 tỷ 114 triệu/căn; 5 căn nhà cho các cựu binh Gạc Ma và gia đình liệt sỹ chống Trung Quốc từ 400 tới 440 triệu/căn]; Đóng góp xây 4 căn nhà chống lũ, góp xây một nhà thờ cho liệt sỹ Trần Văn Quyết (Quảng Bình) và gúp sửa hai căn nhà khác.

Chương trình đã tặng cụ Phan Thị Thê – mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống mà NCHS được biết – một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu đồng; chi 112 triệu hỗ trợ gia đình trang trải các chi phí thuốc men và bệnh viện khi cụ Thê phải can thiệp nong động mạch vành.

Cấp học bổng đại học cho con gái cựu binh Dương Văn Lê – một người lính công binh thuộc Lữ 83, xuất ngũ về quê ở xã Tây Trạch, Bố Trạch, làm nghề thợ xây- bị ung thư gan mất năm 2014; cấp học bổng học cao đẳng cho con gái cựu binh Dương Văn Hường – bị thương khá nặng trong trận Gạc Ma, mất năm1998. Cùng nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình liệt sỹ, các cựu binh Gạc Ma vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống.

Những hoạt động này của Chương trình không chỉ là để tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược mà có ý nghĩa như một nỗ lực hòa giải.

                              Hoàng Sa là chiến trường duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, nơi – trước ngày 30-4-1975 – người Việt không bắn vào người Việt. Hoàng Sa là một địa danh nhắc nhở chúng ta, mỗi khi người Việt kề vai sát cánh bên nhau sẽ nhận rõ ai mới thực sự là kẻ thù chung, ai mới là kẻ có dã tâm xâm lược. Hoàng Sa, vì thế, còn là một NHỊP CẦU, cần “bắc” để nối những tấm lòng và để, người Việt hòa giải cùng người Việt.
người Việt.

Sự có mặt hôm nay, cuộc gặp mặt đầu tiên giữa các cựu binh VNCH – những người đã tham gia trận hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974 và thân nhân các tử sỹ Hoàng Sa -, với các cựu binh QĐND VN, những người tham gia bảo vệ bất thành Gạc Ma ngày 14-3-1988 và thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma, là một sự kiện minh chứng cho điều đó.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.

BÁN ĐẤU GIÁ “MACALLAN 25” XÂY NHÀ CHO THƯƠNG BINH GẠC MA NGUYỄN VĂN THỐNG

*NCHS đã nhận được 177 triệu VND và 400 USD (còn thiếu hơn 210 triệu VND).

Nhịp Cầu Hoàng Sa chính thức mở bán đấu giá chai rượu Macallan 25; mức giá khởi điểm là 15 triệu VND, bắt đầu từ hôm nay, 30-8-2016, đến 12:00 trưa ngày 2-9-2016.

Xin mời các bạn bắt đầu.

14100537_1054343354600845_2393298515059291142_n

Chai Macallan 25 này là món quà quý của một người bạn mang từ nước ngoài về tặng nhà báo Quốc Vĩnh (Vinh Dinh Tran – nguyên phó tổng biên tập Thời báo Kinh Tế Sài Gòn). Nhà báo Quốc Vĩnh đã tặng lại cho NCHS bán đấu giá để xây lại nhà cho cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống (Thong Nguyen).

Ngôi nhà của vợ chồng anh Thống xây năm 1994 trên một vị trí khá đẹp của chợ làng (Thôn Khối, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), có diện tích 7,4 x 9,5m, nhưng đã quá cũ. Hôm 16-8-2016, cùng với các kỹ thuật viên, chúng tôi khảo sát và đánh giá là nó đã mục nát không còn khả năng sửa chữa. Hiện nay, trong ngôi nhà này, chỉ còn hai vợ chồng anh Thống bám trụ để buôn bán, còn hai đứa con trai thì đang ở nhờ nhà dì.

Từ lâu, NCHS đã đưa trường hợp của gia đình anh Thống vào danh sách ưu tiên và càng quyết tâm cao hơn sau khi có mấy dòng của anh Phạm Ngọc Tiến, viết nhân dịp ghé thăm các cựu binh Gạc Ma trên chuyến xe đạp xuyên Việt, hôm 14-7. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến viết:

“Tôi đạp tướt bơ theo xe máy của Thống giữa trưa nắng, gần 20 cây số. Về đến nhà người thương binh thấy ngột ngạt. Một căn nhà nhỏ xíu ở trung tâm chợ làng. Tôi không còn đủ sức để đạp tiếp về Đồng Hới dù chỉ còn mấy cây số. Thấy thế Thống dẫn tôi đến nhà em gái khang trang hơn để nghỉ nhờ. Nhìn gia cảnh thế này, chắc Nhịp cầu Hoàng Sa lại phải giúp thôi. Biết, Huy Đức đã đi khảo sát gần hết nhà các cựu binh Gạc Ma để có kế hoạch giúp đỡ…”
Nguyễn Văn Thống, sinh năm 1964, nhập ngũ 8-1985, trở thành lính công binh của E83. Anh có mặt trên tàu HQ 604 trong cuộc thảm sát Gạc Ma 14-3-1988.

Ngay sau cuộc thảm sát Gạc Ma, gia đình anh nhận được Giấy Báo Tử: “Đồng chí Nguyễn Văn Thống đã mất tích ngày 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa… được xác nhận hưởng quyền lợi gia đình liệt sĩ”.

Xã đã tổ chức lễ truy điệu. Gia đình đã làm lễ gọi hồn. Ngày 10-11-1988, gia đình lại nhận được biên bản kiểm kê di vật và tiền riêng của liệt sĩ, Trung sĩ Nguyễn Văn Thống, gồm: “1 bộ quân phục, một quần lót, một đôi giày và một đôi bít tất”. Khi không còn ai hy vọng nữa, thì ngày 29-8-1991, Thống được trao trả sau hơn 3 năm bị giữ làm tù binh ở Trung Quốc.

Tuy bị thương nặng sau, và gần như ngất lịm, nhưng có lẽ nhờ bản năng mãnh liệt của một ngư dân trẻ tuổi, tay Thống vẫn bám chặt được vào tấm ván gỗ. Khi tỉnh lại sau hai tháng mê man, Thống mới biết mình đang ở bán đảo Lôi Châu trong thân phận tù binh của Trung Quốc… Khi được y tá cho mượn gương để soi, “Thống không tin nổi vào mắt mình. Trong gương chỉ còn là một bộ xương ngo ngoe cử động”.

14138700_1054343527934161_4654333231161607461_o

Thoạt đầu, do không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, Thống định ở lại trại điều dưỡng sống trọn đời với anh em cùng cảnh ngộ. Nhưng khi đơn vị động viên, anh đã về với gia đình. Một năm sau, Thống cưới vợ.

Tuy so với các cựu binh Gạc Ma khác, Thống có được một khoản trợ cấp (Thống được 4 triệu/ tháng; vợ – tiêu chuẩn phục vụ thương binh 1/4 – 1,3 triệu/ tháng). Vợ chồng cũng có xoay xở thêm bằng cách quét chợ và bán gạo lẻ cho bà con. Nhưng, hai đứa con chưa có việc làm, Thống thì gần như thường xuyên phải thuốc men, bệnh viện, nên số tiền đó chỉ đủ đắp đổi qua ngày, chẳng mong có dư chút ít để xây lại căn nhà cũ nát.

Sau 11 ngày vận động, Chúng tôi đã nhận được 177 triệu VND và 400 USD – còn thiếu hơn 210 triệu VND so với kinh phí mà NCHS vận động nhằm ủng hộ gia đình anh Thống.

Chúng tôi rất mong các bạn, mỗi người góp một viên gạch, cùng với NCHS, xây lại nhà cho anh Thống.

NCHS mong các kiến trúc sư, dựa trên những hình ảnh này, giúp lựa chọn một phương án thiết kế tối ưu để xây ngôi nhà cho anh Thống trong khoảng ngân sách tối đa là 450 triệu.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.

Nhịp Cầu Hoàng Sa kính mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của các bạn theo những địa chỉ sau:

1, Đỗ Thanh Triều – Vietcombank TP.HCM – số TK 0071001176816 cho tiên đồng VN (VND)
Vietcombank TP.HCM số TK 0071370974455 cho dollar

2, Trường hợp chuyển tiền mặt xin gửi: Đỗ Thanh Triều, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, điện thoại: 0903383994.

3, Tài khoản Paypal: [email protected]

4, Những người ở Mỹ có thể gửi check cho “Thai Dinh” (tức Đinh Quang Anh Thái ) địa chỉ 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA ; với memo “Đóng góp cho quĩ Nhịp cầu Hoàng Sa”

VẬN ĐỘNG 400 TRIỆU XÂY NHÀ CHO THƯƠNG BINH GẠC MA NGUYỄN VĂN THỐNG

*Mong có các kiến trúc sư giúp thiết kế01

Hôm nay, 19-8-2016, Nhịp Cầu Hoàng Sa chính thức mở đợt vận động 400 triệu VND để xây lại nhà cho cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống (Thong Nguyen) tại Thôn Khối, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.

Ngôi nhà của vợ chồng anh Thống xây năm 1994 trên một vị trí khá đẹp của chợ làng, có diện tích 7,4 x 9,5m, nhưng đã quá cũ. Hôm 16-8-2016, cùng với các kỹ thuật viên, chúng tôi khảo sát và đánh giá là nó đã mục nát không còn khả năng sửa chữa. Hiện nay, trong ngôi nhà này, chỉ còn hai vợ chồng anh Thống bám trụ để buôn bán, còn hai đứa con trai thì đang ở nhờ nhà dì.

02Từ lâu, NCHS đã đưa trường hợp của gia đình anh Thống vào danh sách ưu tiên và càng quyết tâm cao hơn sau khi có mấy dòng của anh Phạm Ngọc Tiến, viết nhân dịp ghé thăm các cựu binh Gạc Ma trên chuyến xe đạp xuyên Việt, hôm 14-7. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến viết:

“Tôi đạp tướt bơ theo xe máy của Thống giữa trưa nắng, gần 20 cây số. Về đến nhà người thương binh thấy ngột ngạt. Một căn nhà nhỏ xíu ở trung tâm chợ làng. Tôi không còn đủ sức để đạp tiếp về Đồng Hới dù chỉ còn mấy cây số. Thấy thế Thống dẫn tôi đến nhà em gái khang trang hơn để nghỉ nhờ. Nhìn gia cảnh thế này, chắc Nhịp cầu Hoàng Sa lại phải giúp thôi. Biết, Huy Đức đã đi khảo sát gần hết nhà các cựu binh Gạc Ma để có kế hoạch giúp đỡ…”

Nguyễn Văn Thống, sinh năm 1964, nhập ngũ 8-1985, trở thành lính công binh của E83. Anh có mặt trên tàu HQ 604 trong cuộc thảm sát Gạc Ma 14-3-1988.

Ngay sau cuộc thảm sát Gạc Ma, gia đình anh nhận được Giấy Báo Tử: “Đồng chí Nguyễn Văn Thống đã mất tích ngày 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa… được xác nhận hưởng quyền lợi gia đình liệt sĩ”.03

Xã đã tổ chức lễ truy điệu. Gia đình đã làm lễ gọi hồn. Ngày 10-11-1988, gia đình lại08 nhận được biên bản kiểm kê di vật và tiền riêng của liệt sĩ, Trung sĩ Nguyễn Văn Thống, gồm: “1 bộ quân phục, một quần lót, một đôi giày và một đôi bít tất”. Khi không còn ai hy vọng nữa, thì ngày 29-8-1991, Thống được trao trả sau hơn 3 năm bị giữ làm tù binh ở Trung Quốc.

Tuy bị thương nặng sau, và gần như ngất lịm, nhưng có lẽ nhờ bản năng mãnh liệt của một ngư dân trẻ tuổi, tay Thống vẫn bám chặt được vào tấm ván gỗ. Khi tỉnh lại sau hai tháng mê man, Thống mới biết mình đang ở bán đảo Lôi Châu trong thân phận tù binh của Trung Quốc… Khi được y tá cho mượn gương để soi, “Thống không tin nổi vào mắt mình. Trong gương chỉ còn là một bộ xương ngo ngoe cử động”.

Thoạt đầu, do không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, Thống định ở lại trại điều dưỡng sống trọn đời với anh em cùng cảnh ngộ. Nhưng khi đơn vị động viên, anh đã về với gia đình. Một năm sau, Thống cưới vợ.

06Tuy so với các cựu binh Gạc Ma khác, Thống có được một khoản trợ cấp (Thống được 4 triệu/ tháng; vợ – tiêu chuẩn phục vụ thương binh 1/4 – 1,3 triệu/ tháng). Vợ chồng cũng có xoay xở thêm bằng cách quét chợ và bán gạo lẻ cho bà con. Nhưng, hai đứa con chưa có việc làm, Thống thì gần như thường xuyên phải thuốc men, bệnh viện, nên số tiền đó chỉ đủ đắp đổi qua ngày, chẳng mong có dư chút ít để xây lại căn nhà cũ nát.

Chúng tôi rất mong các bạn, mỗi người góp một viên gạch, cùng với NCHS, xây lại nhà cho anh Thống.

NCHS mong các kiến trúc sư, dựa trên những hình ảnh này, giúp lựa chọn một phương án thiết kế tối ưu để xây ngôi nhà cho anh Thống trong khoảng ngân sách tối đa là 450 triệu.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.
Nhịp Cầu Hoàng Sa kính mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của các bạn theo những địa chỉ sau:
1, Đỗ Thanh Triều – Vietcombank TP.HCM – số TK 0071001176816 cho tiên đồng VN (VND) Vietcombank TP.HCM số TK 0071370974455 cho dollar
2, Trường hợp chuyển tiền mặt xin gửi: Đỗ Thanh Triều, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, điện thoại: 0903383994.
3, Tài khoản Paypal: [email protected]
4, Những người ở Mỹ có thể gửi check cho “Thai Dinh” (tức Đinh Quang Anh Thái ) địa chỉ 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA ; với memo “Đóng góp cho quĩ Nhịp cầu Hoàng Sa

05

650 TRIỆU MUA NHÀ CHO BÀ QUẢ PHỤ HẢI QUÂN THIẾU TÁ NGUYỄN THÀNH TRÍ

Kể từ hôm nay, 7-9-2015, Nhịp Cầu Hoàng Sa xin phép mở đợt vận động 650 triệu góp phần cùng bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí mua nhà.

Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí – Hạm phó Hộ tống hạm Nhựt Tảo – tử trận tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974 khi vợ ông, bà Ngô Thị Kim Thanh mới 28 tuổi, đang mang thai đứa con thứ hai. Bà Thanh nhớ lại: “Tôi nhận được tin khi mới mang bầu được hai tháng rưỡi, cái thai lúc nào cũng như muốn tuột ra”. Gần sáu tháng sau, bà hạ sinh một người con trai. Giấy khai sinh ghi: Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa;Người con gái đầu, Nguyễn Thị Thanh Thảo, sinh năm 1969.

Sau khi chồng mất, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa thu xếp để bà Thanh có một việc làm trong ngân hàng Việt Nam Thương tín. Năm 1978, bà bị đưa ra Nha Trang. Bà Thanh kể: “Con gửi ông bà nội vì Nha Trang lúc đó còn khổ hơn Sài Gòn, hai đứa bị thủy đậu, má chồng vất vả quá, ba má tôi cũng khuyên quay lại Sài Gòn. Năm 1980, tôi về nhưng không thể xin được việc vì hộ khẩu Sài Gòn đã bị cắt mất”.

Kể từ khi kết hôn, bà Ngô Thị Kim Thanh về làm dâu trong căn nhà 2B đường Bà Triệu, quận 5. Năm 2000, nhà chồng bán nhà chia cho 8 anh chị em, bà dùng số tiền này mua được một căn hộ chung cư 40 mét vuông. Kể từ 7-2014, Nguyễn Thanh Triết cưới vợ, căn hộ đã chật càng trở nên chật hơn.

Chúng tôi luôn đặt mục tiêu cải thiện chỗ ở cho gia đình bà Thanh đứng đầu trong thứ tự ưu tiên nhưng, ngay từ khi Chương trình bắt đầu, chúng tôi nhận được thư của Nguyễn Thị Thanh Thảo, con gái cố Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí:

“74 người đã mất trong trận hải chiến năm đó mà (không lẽ) chỉ có gia đình Thảo và bác Thà được tri ân thì thật đau xót cho 72 gia đình còn lại. Dù là lính hay sĩ quan thì cũng là một mạng người như nhau, thân nhân cũng đau xé ruột gan như nhau mà thôi. Xin hãy cùng tri ân tất cả mọi người, kể cả những người còn sống, như vậy mới công bằng, không lẽ những người sống sót sau trận chiến đó, như chú Bảy, chú Hà, là không đáng quý?”.

Cũng trong thư này, Thảo đề nghị chúng tôi “Quan tâm, giúp đỡ dùm gia đình bà quả phụ trung sĩ Nguyễn Thành Trọng, HQ 10, hiện đang ở Cần Thơ. Chú Trọng có 1 đứa con trai duy nhất tên là Nguyễn Hoàng Sa. Cũng giống như em trai Thảo – Nguyễn Hoàng Sa mồ côi cha khi còn nằm trong bụng mẹ“.

Như chúng tôi đã kính báo, từ 30-4-2015, NCHS đã góp 400 triệu đồng giúp Nguyễn Hoàng Sa và bà quả phụ trung sĩ Nguyễn Thành Trọng chuộc lại nhà. Trước đó, 11-7-2014, Chương trình cũng đã chi 1 tỷ 114 triệu giúp bà quả phụ Hải quân trung tá Ngụy Văn Thà mua nhà; chi 400 triệu giúp cụ Phan Thị Thê, mẹ của trung sĩ Phạm Ngọc Đa – tử trận tại Hoàng Sa – xây nhà.

Gia đình bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí vừa bán được căn hộ đang ở với giá 1,090 tỷ. Nhịp Cầu Hoàng Sa sẽ góp 650 triệu. Cùng với phần dành dụm lâu nay, gia đình bà sẽ mua một ngôi nhà ở quận Bình Tân với giá 2,1 tỷ.

Như vậy, từ đây đến cuối năm, cùng lúc, Chương trình sẽ góp phần mua và xây hai căn nhà: Một cho cô giáo Vân Chi ở Lào Cai; một cho bà quả phụ Nguyễn Thành Trí. Đây là ngôi nhà thứ Tư mà Chương trình góp phần xây cho các gia đình Hoàng Sa và là ngôi nhà thứ Sáu của NCHS (Ngày 5-2-2015, Chương trình cũng đã góp 432 triệu giúp xây xong một ngôi nhà ở Hà Tĩnh cho cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo).

Cựu binh Hoàng Sa Trần Văn Hà cũng vừa giúp chúng tôi tìm được các thông tin về thân nhân của Hải quân đại úy Huỳnh Duy Thạch, cơ khí trưởng và thủy thủ Ngô Văn Ơn, cùng hy sinh trên Hộ tống Hạm Nhựt Tảo ngày 19-1-1974. Các cựu binh Gạc Ma cũng vừa cung cấp các thông tin về ba gia đình cựu binh Gạc Ma hiện sống vô cùng khó khăn ở vùng Bố Trạch, Quảng Bình.

Chương trình đang rất cần sự ủng hộ của các bạn để bắc tiếp NCHSBaTri

ĐẦU GIÁ TRANH XÂY NHÀ CHO CÔ GIÁO VÂN CHI

Bức tranh này được họa sỹ Phương Bình vẽ khi cô nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát Buồn Tàn Thu của Văn Cao. Tên của ca khúc, vì thế, đã được mượn để đặt cho bức tranh và tác giả đã tặng nó cho Ánh Tuyết. Cảm kích trước tình cảm của Phương Bình, ca sĩ Anh Tuyết đã nhận bức tranh và tặng lại cho NCHS.

NCHS quyết định bán đấu giá bức tranh11223305_858842140817635_170821506542697802_n 11890997_858842650817584_4784679871258285619_n 11892074_858842240817625_3012819772966099986_n 11899810_858841997484316_5198269476921691063_n 11914861_858842344150948_5001268285096447205_n này để giúp cô giáo Vân Chi – vợ đại úy, liệt sỹ Biên phòng Trần Văn Duẩn – xây nhà tại thị trấn Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trong khi chờ bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí chọn được phương án cải thiện nhà ở cho gia đình).

Mức giá khởi điểm là 9 triệu VND, bắt đầu từ hôm nay, 20-8-2015; phiên cuối cùng sẽ diễn ra lúc 12:00 ngày 26-8-2015.

Trần Văn Duẩn hy sinh ngày 17-2-2011, khi anh đang là trung úy, đội trưởng trinh sát, đồn biên phòng A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai, trong một nỗ lực ngăn chặn xâm nhập biên giới trái phép từ Trung Quốc. Sau khi hy sinh, trung úy Duẩn được truy phong đại úy. Cô giáo Vân Chi, vợ anh, sau đó vẫn ở lại Biên giới dạy học, thờ chồng. Hiện hai mẹ con cô giáo Vân Chi vẫn phải ở nhà thuê ở Bát Xát.

Về Trần Văn Duẩn, nhà báo Lê Đức Dục  và Nguyễn Đức Bình (Tuổi Trẻ), kể:

Năm 2007, khi lên công tác ở Bát Xát chúng tôi gặp Trần Văn Duẩn, trạm trưởng trạm biên phòng Tùng Sáng. Trạm chỉ có ba chiến sỹ trẻ, đều chưa vợ. Năm 2008, Duẩn được trên phân công đi dự lớp huấn luyện chỉ huy, đây cũng là cơ hội để người lính chuyển đồn. Nhưng Duẩn từ chối những địa bàn thuận lợi hơn để về lại A Mú Sung. Nơi, từ năm 2006, anh đã phải lòng một cô gái bản. Yêu nhau suốt ba năm. Khi học xong, Duẩn – chàng trai Nghĩa Hưng, Nam Định – 25, và cô giáo Chi – quê Yên Bái – vừa 24. Họ quyết định ở lại vì, theo Duẩn, “cả hai đứa đều đã ngấm sương gió Biên thùy”.

Trở lại A Mú Sung vào một ngày Chủ nhật, cuối năm 2010, chúng tôi may mắn gặp lúc Duẩn đang cùng vợ, cô giáo Vân Chi, lên Trạm thăm đồng đội. Trên tay hai vợ chồng là cậu con trai kháu khỉnh, sắp tròn một tuổi, tên là Trần Bảo Nam. Chúng tôi nhớ mãi câu trả lời của Duẩn khi được hỏi về ý nghĩa của cái tên Bảo Nam: “Với gia đình là ‘báu vật’; với đất nước là ‘bảo vệ nước Nam’ anh ạ!”.

Câu chuyện về Duẩn và đồng đội được kể trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 12-2010. Khi nhận những tờ báo mà chúng tôi gửi lên đồn, Duẩn vui lắm, hẹn ngày về phép ghé thăm anh em. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, ngày 17-2-2011, chúng tôi nhận điện thoại từ anh em đồn A Mú Sung báo tin Duẩn đã hy sinh.

Tối 16-2-2011, chừng gần 21 giờ đêm, khi thấy Duẩn quân phục, quân hàm chỉnh tề, đã quen với những công việc như vậy của chồng, Chi chỉ hỏi: “Anh đi khi nào về?”. Duẩn vừa hôn bé Bảo Nam đang ngủ, vừa nói: “Chừng một tiếng anh về”.

Hơn 12 giờ đêm vẫn không thấy Duẩn. Gọi điện thoại thì không nghe chuông đổ. Vân Chi nằm thao thức, ruột gan như lửa đốt. Rạng sáng, mấy người bạn giáo viên bên trường ghé nhà bảo Chi hãy bình tĩnh; rồi nói, đồn biên phòng báo là Duẩn bị mất tích. Lúc đó, Chi vẫn không tin là chồng cô đã vĩnh viễn ra đi.

Đêm 16-2 ấy, nhận tin báo có một chiếc “thuyền lạ” vượt đường phân thủy, Duẩn liền lập tức đến hiện trường. Anh huy động dân quân địa phương, chia làm ba tốp để ngăn chặn sự xâm nhập. Chiếc “thuyền lạ” lúc ấy ở quãng sông cách vị trí đồn A Mú Sung chừng 500 mét… Đồng đội nghe có tiếng người bị ngã xuống nước.

Đêm tối, nước sông Hồng chảy xiết, những người đi cùng Duẩn vừa tìm cách cứu anh, vừa báo cho đồn. Đơn vị huy động tất cả anh em cán bộ chiến sĩ ra tìm kiếm. Tiếng gọi “Duẩn ơi” vang trên Biên cương, xé toang đêm sương mù A Mú Sung.

Mãi đến 11 giờ trưa 17-2-2011 mới tìm thấy Duẩn ở quảng sông cách đồn 200 mét về phía thượng nguồn.

Vợ Duẩn, cô giáo Vân Chi ôm Bảo Nam như mê như dại. Những ước mơ, những dự định, câu chuyện về một tổ ấm trong mơ xây “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” vỡ vụn trong nước mắt. Sau chuyến về quê ấy, chúng tôi đã trở lại tìm gặp Vân Chi và bé Bảo Nam. Vân Chi lúc ấy đã được thu xếp về dạy ở trường mầm non thị trấn huyện Bát Xát.

Trong căn nhà nhỏ mà cô giáo Vân Chi thuê ở Bát Xát, chiếc bàn thờ đặt khiêm tốn ở một góc cao. Bên cạnh là chiếc mũ sĩ quan biên phòng của Duẩn. Mỗi lần lên đồn A Mú Sung, lên trạm Lũng Pô, Chi lại lấy chiếc mũ ấy đội cho bé Bảo Nam.

Ở đồn A Mú Sung có một tấm bia khắc lên 30 liệt sĩ, hầu hết anh em đều hy sinh vào ngày 17-2-1979. Cuối tấm bia, có tên 5 người lính cũng hy sinh vào ngày 17-2-1984. Và ngày Duẩn hy sinh cũng là một ngày như thế, đêm 16 rạng ngày 17-2 năm 2011.

Trần Văn Duẩn hy sinh khi cô giáo Vân Chi mới chỉ 26 tuổi, cũng là độ tuổi trở thành “quả phụ” của những người vợ Hoàng Sa. Khi cùng với các bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Nguyễn Thành Trọng… xây nhà, chúng tôi ước ao có thể làm điều đó khi các bà vẫn đang còn trẻ.

Chúng tôi không muốn lại quá trễ với những người vợ lính như Vân Chi. Khi quyết định vận động 400 triệu, mua đất, xây nhà cho Vân Chi và bé Bảo Nam, chúng tôi còn muốn tất cả chúng ta cùng thấy rõ rằng, ngay ở thời điểm này, ngoài đảo xa, trên những vùng thâm sâu của chốn Biên thùy, vẫn đang có những người lính Việt Nam ngã xuống.

Chúng tôi cám ơn bạn Thiều Hoa , hai nhà báo Lê Đức Dục, Nguyễn Đức Bình, đã giới thiệu cô giáo Vân Chi cho Chương trình; giới thiệu cho NCHS một điểm đến mới. 
Xin mời các bạn tham gia đấu giá hoặc đóng góp phần của mình, từng viên gạch nhỏ, cùng chúng tôi bắc tiếp một nhịp cầu.

NGÔI NHÀ THỨ TƯ CỦA NHỊP CẦU HOÀNG SA

Từ FB của Huy Đức 11836694_857257837642732_2961978790217088109_n 11863215_857257760976073_3021204068332431895_n 11885137_857257680976081_6374194371789417665_n 11902543_857257607642755_7967749395143594525_n

Sáng 15-8-2015, các thành viên của Nhịp Cầu Hoàng Sa có mặt tại 588/20 khóm Đông Thịnh 3, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, dự lễ Mừng Nhà Mới của gia đình tử sĩ Hoàng Sa Phạm Ngọc Đa. Ngôi nhà mới, một trệt, một lầu, được xây thay thế cho căn nhà mái tôn, vách ván, được dựng khi trung sĩ Phạm Ngọc Đa còn sống. Kinh phí xây dựng toàn bộ hết 720 triệu, trong đó phần đóng góp của Nhịp Cầu Hoàng Sa là 400 triệu.

Trung sĩ Phạm Ngọc Đa bị thương ngày 19-1-1974, trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Ông được đưa xuống bè cứu sinh, sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, ông trút hơi thở cuối cùng chỉ không lâu trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan. Thợ máy Trần Văn Hà, người chứng kiến những giây phút cuối cùng của trung sĩ Phạm Ngọc Đa trên bè cứu sinh này, từ Bạc Liêu, và gia đình bà quả phụ trung sĩ Nguyễn Thành Trọng, từ Cần Thơ, đã tới Long Xuyên chia vui cùng gia trung sĩ Phạm Ngọc Đa.

Trung sĩ Đa ra đi để lại người mẹ tên là Phan Thị Thê, năm nay 87 tuổi. Suốt hơn 40 năm qua, cụ Thê vẫn sống trong ngôi nhà này với người con út Phạm Ngọc Cảnh. Trong suốt hơn 40 năm qua, cụ Phan Thị Thê đã lưu giữ tất cả những kỷ vật của người con đã mất, bao gồm khoản “cấp dưỡng tổ phụ” lên đến 150 nghìn đồng tiền VNCH mà cụ không hề chi xài vì cho rằng đó là ” tiền xương máu”.

Ngoài 400 triệu VND góp cùng gia đình xây nhà, trước đó, Chương trình NCHS còn tặng cụ Phan Thị Thê một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu đồng. Vừa qua, khi cụ Thê bị bệnh, phải can thiệp nong động mạch vành, NCHS cũng đã chi 112 triệu để hỗ trợ gia đình trang trải các chi phí thuốc men và bệnh viện.

Đây là “ngôi nhà thứ Tư” của Nhịp Cầu Hoàng Sa: Chương trình đã góp 1.114.292.981 VND để cùng bà quả phụ Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà mua một căn hộ ở chung cư Nguyễn Kim, quận 10, Sài Gòn, trị giá 1.343.797.981 VNĐ (tân gia ngày 11-7-2014); Chi 432 triệu VND giúp cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo mua đất xây nhà ở Hà Tĩnh (tân gia ngày 5-2-2015); Chi 400 triệu giúp vợ và con trai tử sĩ Hoàng Sa Nguyễn Thành Trọng chuộc lại nhà (30-4-2015).

Ngoài ra Chương trình còn chi 10 phần quà Tết 2014 cho 5 gia đình Hoàng Sa & 5 gia đình Gạc Ma (trị giá 5 triệu/phần quà); Chi 20 triệu cùng với blogger Cu Làng Cát giúp bà Hồ Thị Đức, mẹ anh hùng liệt sỹ Gạc Ma Trần Văn Phương, sửa nhà ở Quảng Binh; Chi 40 triệu giúp cựu binh Gạc Ma Phạm Xuân Trường hoàn thiện nhà ở Hương Sơn, Hà Tĩnh; Mua tặng trung sĩ Việt Nam Cộng Hòa Phan Văn Phải (quận 10, Sài Gòn) một xe Wave Alpha trị giá 19,3 triệu VND.

Như vậy, trong số 5 gia đình tử sĩ Hoàng Sa mà Chương trình được biết, chúng tôi đã giúp được 3 gia đình “dựng lại nhà”. Hiện, Nhịp Cầu Hoàng Sa đang chuẩn bị giúp gia đình bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí cải thiện chỗ ở. Sau ngôi nhà của Lê Hữu Thảo – trường hợp Gạc Ma duy nhất mà chúng tôi được biết chưa có nhà ở – Chương trình đang tiếp tục có nhiều hoạt động hỗ trợ các gia đình liệt sỹ Gạc Ma và các cựu binh Gạc Ma.

Qua hơn một năm tám tháng vận động, chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã nhận được hơn 860 lượt đóng góp với số tiền lên đến 3,7 tỷ đồng. Hoàng Sa là một nhịp cầu, được bắc để nối những tấm lòng người Việt. Phần tiếp theo của Chương trình sẽ hướng tới thân nhân của những người lính đã ngã xuống trong các cuộc chiến bảo vệ hải đảo, biên cương.

Chương trình kính mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các bạn. Xin cám ơn bạn bè người Việt ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với Nhịp Cầu Hoàng Sa.

Thai Dinh, Trung Quan Do, Xuân Bình Nguyễn, Nguyễn Thanh Bình, Do Thai Binh, Duong Binh Do, Nguyễn Thế Thanh, Hong Anh, Lan Anh Nguyen, Vu Anh Tran, Vu Kim Hanh, Cao Thang Dang, Nguyễn kc Hậu, Lê Nguyễn Hương Trà, Le Duc Duc, Lê Hữu Thảo, Bien Xanh Dau, Van Chi,Ai Van Ha, Tran Triet, Hinh Ta, Tung Ngo, Tâm Hằng, Hằng Thanh

HỖ TRỢ KINH PHÍ NONG ĐỘNG MẠCH VÀNH CHO BÀ MẸ HOÀNG SA

Các bác sĩ bệnh viện Tâm Đức vừa quyết định can thiệp nong động mạch vành cho cụ Phan Thị Thê, mẹ trung sĩ Phạm Ngọc Đa (hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1-1974. Cụ Thê là bà mẹ tử sĩ Hoàng Sa duy nhất còn sống mà chúng tôi được biết. Anh Phạm Ngọc Cảnh, con trai cụ Thê, nói: “Đã từ lâu mẹ ước muốn có được một ngôi nhà khang trang, nay nhà sắp xây xong, chỉ mong mẹ khỏe lại để sống những năm cuối đời trong nhà mới”.

Nhịp Cầu Hoàng Sa quyết định sẽ trang trải phần lớn chi phí ca điều trị dự kiến lên tới gần 200 triệu đồng. Kính mong bạn bè gần xa, cùng chung tay với chúng tôi, cùng cụ Phan Thị Thê và gia đình, vượt qua đợt điều trị này.

Tiền giúp cụ Phan Thị Thê xin gửi về:

Đỗ Thanh Triều – Tiền VND: NH Vietcombank TP.HCM – số TK 0071001176816. Ngoại tệ: NH Vietcombank TP.HCM – số TK 0071370974455. TK Paypal : [email protected]

Những người ở Mỹ có thể gửi check với memo “Đóng góp cho quĩ Nhịp cầu Hoàng Sa”, về: Ông Đinh Quang Anh Thái, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA.

Cầu mong ca can thiệp, có thể diễn ra chiều nay, thành công, chúc cụ Phan Thị Thê mau bình phục. Xin cám ơn các bạn đã ủng hộ.
Do Thai Binh, Thai Dinh, Nguyễn kc Hậu, Nguyễn Thế Thanh, Tran Triet, Bien Xanh Dau, Thanh Triều, Nguyen Quoc An, Tung Ngo, Nguyễn Quang Lập, Hiệu Minh,Nguyen Thanh Son, Chau Micae, Thiều Hoa,11351251_827444307290752_3117311329208496457_n 11390233_827444393957410_1179650497014821312_n

Chuyến viếng thăm mẹ của tử sĩ Phạm Ngọc Đa

NCHS PhNgDa FamilySáng nay, 18-8-2014, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa bắt đầu hướng dẫn gia đình làm thủ tục, lập một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu VND tặng bà Phan Thị Thê (sinh năm 1928). Bà Thê là mẹ của trung sĩ Phạm Ngọc Đa, người lính Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Trung sĩ Đa được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trên bè cứu sinh của tàu HQ-10 chỉ 15 phút trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan.

Tên của Trung sĩ Phạm Ngọc Đa trước đây không có trong Danh sách tử sĩ Hoàng Sa. Ngày 28-2-2014, hai người em ruột của trung sĩ Đa, chị Phạm Thị Kim Lệ và anh Phạm Minh Cảnh, đã trực tiếp gặp một thành viên của Chương trình, Kỹ sư Do Thai Binh, trao các giấy tờ liên quan. Sau khi trao đổi với các cựu sĩ quan Hải quân VNCH, danh tánh của trung sĩ Phạm Ngọc Đa đã được bổ sung vào danh sách 74 tử sĩ Hoàng Sa (số tt 12).

Tối 12-8-2014, chúng tôi đã đến thăm gia đình mẹ Phan thị Thê (Long Xuyên, An Giang). Bà vẫn giữ từng trang tài liệu liên quan đến người con đã hy sinh. Đặc biệt, khoản tiền “cấp dưỡng tổ phụ” do Bộ Cựu chiến binh VNCH cấp lên tới 150 nghìn (tương đương 4 lượng vàng – theo chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn) bà không tiêu xài một đồng vì theo bà, “Đó là tiền xương máu”.

Mẹ Thê đã hơn 86 tuổi, sức yếu, hiện ở cùng con trai, Phạm Minh Cảnh, trong một ngôi nhà xây cất từ năm 1969, chủ yếu bằng vách ván, mái tôn, nóng bức. Các thành viên Nhịp Cầu Hoàng Sa nhất trí cao với quyết định, cấp ngay một sổ tiết kiệm 150 triệu để cùng gia đình phụng dưỡng mẹ; đồng thời tiếp tục vận động để giúp các em của trung sĩ Phạm Ngọc Đa sửa lại ngôi nhà cho mẹ. Mẹ Phan Thị Thê là thân nhân ở hàng phụ mẫu duy nhất mà chúng tôi được biết là còn sống của 74 tử sĩ Hoàng Sa.

Trận hải chiến Gạc Ma và chuyến đi xuyên Việt

Copy từ FB Osin

Trận hải chiến Gạc Ma diễn ra vào ngày 14-3-1988, nhằm ngày 27 tháng Giêng năm Mậu Thìn. Gần hai tuần trước ngày giỗ đồng đội, cựu binh Lê Hữu Thảo – người hùng may mắn của Gạc Ma – đã cùng chúng tôi đi chặng thứ nhất của chuyến xuyên Việt tưởng nhớ những người lính đã dũng cảm hy sinh 26 năm trước.

Từ Hoàng Sa Đến Gạc Ma

Chúng tôi hiện đang xúc tiến thủ tục, giúp bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà mua một căn hộ mới trong một cao ốc được xây gần như “trên nền nhà cũ” của bà ở quận 10. Đây là bước đi đầu tiên của Chương trình. Chúng tôi cũng đang thảo luận với bà quả phụ Nguyễn Thành Trí, các thành viên gia đình Hoàng Sa, các thành viên gia đình Gạc Ma, tiếp tục làm “nhịp cầu” để người Việt ở khắp nơi có cơ hội tri ân những người lính đã hy sinh vì tổ quốc.

Sau hơn một tháng công bố trên blog và Facebook, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã nhận được sự đóng góp từ gần 400 cá nhân, nhóm, với số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng. Người Việt trong nước, người Việt ở Mỹ, Úc, Canada, Đức, Thụy Sỹ, Nhật, người Việt ở Đông Âu… đã cùng tham gia bằng cách góp tiền, bán đấu giá sách quý, tranh, ảnh… Những văn nghệ sỹ nổi tiếng như Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Tô Thùy Yên, Dương Minh Long, Lê Thiết Cương, Nguyễn Quốc Dũng, Đức Trí…; các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn, Ngô Quang Hưng… cũng đều đã ủng hộ Chương trình bằng tiền và nhiều kỷ vật có giá trị.

Đặc biệt, trong số những người đóng góp có những bạn trẻ đang là sinh viên, học sinh, giáo viên. Có những nhân vật đã từng là ủy viên Thường vụ Thành ủy TP HCM như PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Có những nhân vật đã từng là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (thời Thủ tướng Phan Huy Quát) và nguyên là Đại sứ Việt Nam Công Hòa tại Hoa Kỳ, cụ Bùi Diễm (năm nay 90 tuổi).

Chị Võ Hiếu Dân, con gái Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã thay mặt gia đình đóng góp cho Chương trình. Vợ chồng anh chị Trịnh Vĩnh Trinh – Nguyễn Trung Trực cũng đã trao cho chúng tôi phần đóng góp của “gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Chúng tôi hiện đang có trong tay nhiều tranh, ảnh và các kỷ vật quý giá khác mà các nhân vật nổi tiếng đã hiến tặng cho Chương trình để chuẩn bị đưa đấu giá.

Trong những bước đi kế tiếp, Chương trình hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ để giúp các cựu binh Hoàng Sa lớn tuổi đang gặp khó khăn và các cựu binh Gạc Ma ổn định cuộc sống; giúp các gia đình những người lính hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa và Gạc Ma sửa sang, xây mới nhà cửa và cấp học bổng cho con em họ. Không chỉ nối những nghĩa cử của người Việt ở khắp mọi nơi mà thông qua các nghĩa cử đó Chương trình mong muốn sẽ cùng các thế hệ người Việt nhắc nhở nhau về những phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và đảo đá Gạc Ma, từng bị Trung Quốc chiếm đoạt và hiện những kẻ xâm lược vẫn còn chiếm giữ.

Do hơn 80% số người góp tiền ủng hộ cho Nhịp Cầu Hoàng Sa hiện sinh sống tại Việt Nam, việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng Citibank gặp không ít khó khăn. Theo đề nghị của nhiều bạn, chúng tôi đã mở thêm tài khoản ở Vietcombank và đặc biệt, mở thêm tài khoản Paypal nhằm giúp các bạn trẻ dễ dàng đóng góp những khoản tiền nho nhỏ.

Tiền góp cho Nhịp Cầu Hoàng Sa xin chuyển theo các địa chỉ sau:

1, DO THANH TRIEU (chị Đỗ Thanh Triều)
Số tài khoản: 1000343796 (cho cả VND và ngoại tệ)
Ngân hàng: CITI BANK VIETNAM

Chuyển online có thể phải khai thêm:

Ho Chi Minh Branch
Swiftcode: CITIVNVX (thay cho IBAN)

Nếu có yêu cầu địa chỉ người nhận thì ghi: Toa nha Sunwah, 115 Nguyen Hue, Quan 1

Đỗ Thanh Triều – Vietcombank TP.HCM – số TK 0071001176816

3, Trường hợp chuyển tiền mặt xin gửi: Đỗ Thanh Triều, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, điện thoại: 0903383994.

4, Tài khoản Paypal: [email protected]

5, Những người ở Mỹ có thể gửi check với memo “Đóng góp cho quĩ Nhịp cầu Hoàng Sa”, về: Ông Đinh Quang Anh Thái, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA